Thông tin khóa đào tạo
Business Analyst
Khóa học Business Analyst tại Đà Nẵng (BA) với các nội dung học thực tế về ứng dụng phân tích dữ liệu của doanh nghiệp để tối ưu vận hành, mang đến các giải pháp tốt nhất cho khác hàng.
Khóa đào tạo không chỉ dành cho ngành IT mà còn dành cho tất cả các lĩnh vực, ngành nghề công việc khác.

BUSINESS ANALYST
Cùng tìm hiểu một ngành học đang “hot” hiện nay
Business Analyst (BA) hiện nay đang là một ngành “hot” đối với các bạn trẻ có niềm đam mê trong lĩnh vực kinh doanh, truyền thông, công nghệ số.

BUSINESS ANALYST (BA) LÀ GÌ?
Những điều bạn cần biết
Business Analyst (viết tắt: BA) hay còn gọi là chuyên viên phân tích nghiệp vụ.
Nhiệm vụ chính của Business Analyst là phân tích nhu cầu của khách hàng và phối hợp với nội bộ công ty để đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
Nói cách khác, Business Analyst (BA) là người đứng giữa, làm việc trực tiếp với khách hàng để kết nối với bên kinh doanh và đội ngũ kỹ thuật của doanh nghiệp.
BA đòi hỏi cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.
BA cần biết cách thu nhập thông tin, phân tích và báo cáo xu hướng dữ liệu, chia sẻ thông tin đó với người khác và áp dụng vào thực tiễn doanh nghiệp.
TỐI ƯU ĐƯỢC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG TỐT NHẤT
Business Analyst cần hiểu chung về cách thức hệ thống, sản phẩm và công cụ vận hành.
BA nắm được sản phẩm của doanh nghiệp để phân tích đưa ra giải pháp cho khách hàng.
Bên cạnh đó, họ còn giúp đổi mới cách thức vận hành kinh doanh giữa các bộ phận để sử dụng tốt nhất nguồn lực đang có.
Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí hoạt động và phục vụ khách hàng tốt nhất.

BUSINESS ANALYST SẼ LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ?
1. Tương tác, làm việc theo yêu cầu của khách hàng
Thực tế, không phải khách hàng nào cũng biết mình muốn gì. Do đó, Business Analyst sẽ cần phải làm việc trực tiếp với khách hàng để khơi gợi và khai thác nhu cầu tiềm ẩn của họ. Khi đã xác định được nhu cầu của khách hàng, Business Analyst sẽ trực tiếp phân tích vấn đề và đề xuất những giải pháp phù hợp.
2. Chuyển giao thông tin cho nội bộ team
Sau khi đã phân tích nhu cầu của khách hàng và hoạch định được các phương án, Business Analyst sẽ bắt đầu làm việc với những nhóm phát triển dự án như Product Manager, IT Developer, QC,… Từ đó, đội ngũ này tiến hành làm việc để triển khai các giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3. Quản lý những thay đổi theo yêu cầu của khách hàng
Bản chất của việc kinh doanh là luôn thay đổi. Chính vì vậy, có những yêu cầu về vận hành kinh doanh cần được BA liên tục cập nhật và đổi mới. Trong đó, BA cần phân tích và dự đoán được những thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống.
Dựa theo cơ sở đó, BA có thể đề xuất những phương án khả thi và cập nhật chính xác những thay đổi của hệ thống qua từng thời kỳ.
CƠ HỘI PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP
BUSINESS ANALYST

Theo số liệu thống kê năm 2021, Việt Nam cần đến 450,000 nhân lực trong mảng ngành CNTT. Và đây cũng là ngành ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid.
Mức lương khi trở thành 1 BA cũng không hề nhỏ (15tr-65tr tùy mức độ kinh nghiệm và kĩ năng), ngoài ra đây cũng là công việc có nguy cơ loại bỏ, thay thế trong ngành cực thấp do tính chất công việc đặc thù.
Chỉ cần một người làm BA luôn trau dồi và cập nhật kiến thức, thì cơ hội việc làm trong mảng làm BA luôn rộng mở.
CÁC VỊ TRÍ CHO NGHỀ BA:
– Business Analyst Specialist
– Project Manager
– IT Consultant
– Technical Solution Consultant
– Business Consultant
TẠI SAO LỰA CHỌN IPI VIETNAM
ĐÀO TẠO BUSINESS ANALYST
Về IPI Vietnam
Sứ mệnh: Vì một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, phát triển toàn diện, có trách nhiệm và sẵn sàng bước ra thế giới!
IPI Vietnam có môi trường học tập văn minh hiện đại, kiến thức cập nhật, có tính ứng dụng cao cho học sinh, sinh viên và người đi làm có nhu cầu.
IPI với đội ngũ giảng viên kinh nghiệm, chất lượng mang đến các chương trình đào tạo Business Analyst (BA) để bạn có thể hướng đến một nghề nghiệp trong tương lai.
Lộ trình học Business Analyst được thiết kế đơn giản, dễ hiểu.
Thời gian học linh hoạt phù hợp với các bạn sinh viên, người đi làm.

NỘI DUNG KHÓA HỌC
BUSINESS ANALYST
- Giới thiệu về IT BA
1.1. BA và IT BA. Background IT và NonIT: Thuận lợi hay bất lợi?
1.2. Vai trò của BA trong dự án phát triển phần mềm.
1.3. Công việc của BA trong thực tế: Khó hay Dễ?
1.4. Lộ trình phát triển nghề nghiệp và các chứng chỉ nghề nghiệp liên quan - Tiếp cận dự án
2.1. Giới thiệu các quy trình phát triển phần mềm
2.2. Giới thiệu các công việc chính của BA trong một dự án phát triển phần mềm
2.3. Giới thiệu công cụ phân tích nghiệp vụ: Mô hình Business Analysis Core Concept Model
2.4. Một số chướng ngại cần lưu ý khi BA tham gia vào mỗi dự án phát triển phần mềm
2.5. Thực hành xác định tiếp cận dự án do học viên tự chọn theo mô hình BACCM - Lập kế hoạch và làm quen mô hình hóa quy trình nghiệp vụ
3.1. Lập kế hoạch công việc
3.2. Thực hành lập kế hoạch công việc đơn giản
3.3. Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ
3.4. Thực hành vẽ quy trình nghiệp vụ theo bài toán nghiệp vụ đã chọn - Khảo sát, khơi gợi yêu cầu nghiệp vụ
4.1. Chuẩn bị khảo sát
4.2. Các phương pháp thực hiện khảo sát khơi gợi yêu cầu
4.3. Kinh nghiệm tìm hiểu nghiệp vụ
4.4. Thực hành chuẩn bị và khơi gợi yêu cầu - Hợp tác với các bên liên quan
5.1. Nhận diện các bên liên quan
5.2. Các kỹ thuật phân tích các bên liên quan
5.3. Kính nghiệm làm việc và giao tiếp với các bên liên quan hiệu quả
5.4. Thực hành nhận diện và phân tích các bên liên quan - Phân tích yêu cầu
6.1. Bắt đầu phân tích nghiệp vụ: phân tích các yếu tố khách quan ảnh hưởng nghiệp vụ
6.2. Phân tích nghiệp vụ
6.3. Phân tích hệ thống
6.4. Thực hành xác định quy trình nghiệp vụ, yêu cầu chức năng/phi chức năng của hệ thống - Tài liệu hóa và quản lý vòng đời của yêu cầu
7.1. Tài liệu hóa yêu cầu: Cách truyền thống và Agile
7.2. Quản lý vòng đời của yêu cầu
7.3. Thực hành xác định template cho tài liệu - Thực hành
Thuyết trình và góp ý cho bài tập thực hành - Hướng dẫn cách viết các tài liệu khác mà BA có thể phải thực hiện
9.1. Test case – Kịch bản kiểm thử UAT
9.2. Tài liệu đào tạo
9.3. Hướng dẫn sử dụng
9.4. Công cụ chụp ảnh màn hình miễn phí FastStone Capture
9.5. Thực hành viết hướng dẫn sử dụng - Mô hình quan hệ thực thể. Hệ quản trị CSDL và SQL (Buổi 1)
10.1. Mô hình quan hệ thực thể
10.2. Hướng dẫn sử dụng công cụ để vẽ ERD
10.3. Thực hành vẽ ERD trên bài toán cụ thể của giảng viên đưa ra - Mô hình quan hệ thực thể. Hệ quản trị CSDL và SQL (Buổi 2)
11.1 Hiểu biết về khái niệm hệ quản trị CSDL, SQL
11.2. Hướng dẫn về cú pháp, kiểu dữ liệu, toán tử, biểu thức
11.3. Hướng dẫn về cú pháp, kiểu dữ liệu, toán tử, biểu thức
11.4. Thực hành tạo table và query SQL trên CSDL học viên tự tạo. - Agile và Scrum
12.1. Giới thiệu một số mô hình phát triển phần mềm hiện nay
12.2. Giới thiệu về triết lý Agile
12.3. Giới thiệu về scrum
12.4. Thực hành theo nhóm - Lập dự toán chi phí dự án CNTT
13.1. Hiểu biết về các quy định pháp luật về lập dự toán chi phí dự án CNTT
13.2. Thực hành lâp dự toán chi phí dự án của giảng viên đưa ra
13.3. Giới thiệu về API - UI, UX, Sketch, Wireframe, Mockup, Prototype
14.1. Hiểu về UI, vai trò của UI đối với sự thành bại của một sản phẩm
14.2. Hiểu về UX, vai trò của UX đối với sự thành bại của một sản phẩm
14.3. Quan hệ giữa UI và UX và với sản phẩm
14.4. Các tiêu chuẩn quốc tế về Usability Product
14.5. Các sai lầm cơ bản về UI, UX trong thiết kế giải pháp
14.6. Sketch, Wireframe, Mockup, Prototype
14.7. Giới thiệu về công cụ Figma
14.8. Thực hành vẽ Sketch, Wireframe, Mockup, Prototype trên đề bài của giảng viên đưa ra - Thực hành
Thực hành dự án thực tế do giảng viên đưa ra - TỔNG KẾT – Trao chứng nhận
Thực hành dự án thực tế do giảng viên đưa ra, tổng kết cuối khóa, chia sẻ, góp ý cho học viên.

Tư vấn về khoá học
BUSINESS ANALYST